Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hợp thức hóa chi phí phát sinh trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

Hợp thức hóa chi phí phát sinh trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

Hợp thức hóa chi phí phát sinh trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động: Thực tế trước khi doanh nghiệp hoạt động có một số chi phí phát sinh liên quan như tư vấn thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý, chi phí thuê văn phòng ... có thể lớn hoặc nhỏ ...Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thường bỏ các chi phí này xem như không liên quan. Nhưng nếu đó là khoảng chi phí lớn thì việc hợp thức hóa các chi phí này nhằm tăng thêm chi phí được trừ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng là điều cần thiết mà kế toán nên làm ... 

Để hợp thức các khoảng chi phí phát sinh trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kế toán cần nắm những nội dung sau:

Căn cứ Điều 19 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:
 
“Điều 19. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
 
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
 
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
 
3. Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.”
 
Căn cứ khoản 12.b, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT quy định:
 
“12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”
 
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính như sau:
 
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
 
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
 
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
 
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...”
 
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hướng dẫn:
 
“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
 
Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
 
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
 
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
 
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
 
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.” 
 
Cần lưu ý thêm rằng nếu hóa đơn cso số tiền từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thanh toán qua ngân hàng mới tính vào chi phí được trừ, mới được khấu trừ thuế 

Bạn đang là kế toán nội bộ ?

Hãy Xem ngay khóa học giúp bạn tăng 1.5 lần tiền lương

 
1
Bạn cần hỗ trợ?