Kế toán tài chính

Kế toán tài chính

Công thức kết cuyển cuối kỳ, lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh.

Công thức kết cuyển cuối kỳ, lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh.

Bất cứ một nền kinh tế nào cũng có các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, điều mà doanh nghiệp cần là hiệu quả hay kết quả kinh doanh lời hay lỗ. chính vì vậy đã phát sinh các loại báo cáo tài chính mục đích để chủ doanh nghiệp, nhà đâu tư, cơ quan nhà nước nắm thông tin và tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, tức là nắm được tình hình tai chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ, cụ thể chi tiết các loại báo cáo như thế nào, xin mời các bạn tiếp tục xem nội dung video và bài viết này nhé!!!.

I)Cách lập báo cáo tài chính dễ nhớ.

NGUYÊN TẮC: Nên dựa vào ý nghĩa của từng báo cáo từ đó suy ra nhớ cách lập. Hoặc ngược lại từ cách lập cũng có thể nói lên được ý nghĩa. Ở ĐÂY TÔI SẼ CHỈ CHO BẠN NHỚ CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẰNG CÁCH DỰA VÀO Ý NGHĨA CỦA NÓ.

1.Ý NGHĨA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: Thể hiện tài sản và Nguồn hình thành nên tài sản TẠI 1 THỜI ĐIỂM. Do bảng cân đối kế toán nói đến tài sản và nguồn hình thành nên tài sản thì về mặt giá trị TỔNG TÀI SẢN PHẢI BẰNG TỒNG NGUỒN VỐN

=> Vậy cách lập bảng cân đối kế toán là Tài sản là Loại 1 và Loại 2. Nguồn hình thành nên tài sản là loại 3 và 4=> SUY RA CÁCH LẬP LẤY SỐ DƯ SỔ CÁI TỪ LOẠI 1 CHO ĐẾN LOẠI 4 để lập Bảng cân đối kế toán. Riêng những tài khoản lưỡng tính ví dụ như 131,331.. thì chúng ta lấy số dư của sổ chi tiết theo từng đối tượng để lập. Nhưng sau khi lập xong thì phải so sánh mã 270 phải bằng mã 440

2. Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH: Là thể hiện lãi lỗ, thuế TNDN phải nộp của Công ty trong 1 thời kỳ (Tháng, Quý, Năm). Mà lãi lỗ là Doanh thu -Chi phí. Mà doanh thu là loại 5;7 và Chi phí là loại 6;8

=> Vậy cách lập KẾT QUẢ KINH DOANH lấy từ loại 5 cho đến loại 8 kết chuyển vào loại 9 để lập. Nhưng khi lập xong thì phải so sánh mã 60 của kết quả kinh doanh có bằng với mã 421b trên bảng cân đối kế toán hay không? nếu không bằng thì phải xem lại và tìm hiểu nguyên nhân.

3. Ý NGHĨA CỦA LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: Thể hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong `1 thời kỳ. Vậy dòng tiền vào là thu tiền (Bên nợ TK 111;112;113;1281). Dòng tiền ra là Chi tiền (Bên có TK 111;112;113;1281).

=>VẬY để lập LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ thì Lấy sổ cái của TK 111;112;113;1281(tương đương tiền, thời hạn gốc không quá 3 tháng). Lấy số đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm và số dư cuối kỳ.Nhưng chủ yếu là lấy TK 111;112. VÀ KHI LẬP XONG THÌ PHẢI SO SÁNH MÃ 70 CỦA LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ PHẢI BẰNG MÃ 110 TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

4. Ý NGHĨA CỦA THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Giải thích số liệu chi tiết cho 3 mẫu báo cáo trên, cũng như chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty. Tức là 3 mẫu báo cáo trên thì chỉ trình bày số liệu tổng, muốn tìm hiểu chi tiết số liệu tổng đó thì phải xem thuyết minh báo cáo tài chính.

=> Vậy để lập được thuyết minh báo cáo tài chính thì chi tiết số liệu cho 3 mẫu báo cáo trên (Tức là chúng ta lấy tất cả sổ chi tiết cũng như những chứng từ khác để bổ sung và thuyết minh chi tiết cho những số liệu tổng trong 3 mẫu báo cáo trên). Càng chi tiết càng tốt để người đọc dễ hiểu. Muốn hiểu chi tiết các số liệu của 3 mẫu báo cáo trên thì các BẠN ĐỌC THUYẾT MINH SẼ THẤY VẤN ĐỀ ĐÓ. Nhưng sau khi lập xong thuyết minh báo cáo tài chính thì các bạn phải cộng tổng số liệu mà các bạn chi tiết ra thì số tổng cộng đó phải bằng với sổ tổng trong 3 mẫu báo cáo trên thì mới đúng được.

ĐẾN ĐÂY CÁC BẠN THẤY Ý NGHĨA CỦA 4 BÁO CÁO TÀI CHÍNH NÀY, MỖI BÁO CÁO CÓ 1 Ý NGHĨA KHÁC NHAU. NÊN KHI ĐỌC CHÚNG TA KHÔNG THỂ NÀO MÀ ĐỌC 1 MÌNH ĐƯỢC MÀ PHẢI ĐỌC KẾT HỢP CHUNG VỚI NHAU MỚI HIỂU HẾT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

 ý nghĩa bản cân đối kế toán như sau:
+Một: Thể hiện tài sản và nguồn hình thành nên tài sản tại 1 thời điểm bất kỳ

+Hai: Khi đã nói đến tài sản và nguồn hình thành nên tài sản thì về mặt giá trị thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. Đây là cơ sở để khi lập Bảng cân đối kế toán chúng ta biết là chúng ta lập đúng hay sai

+Ba: Chúng ta cần hiểu từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán nói lên được vấn đề gì. Hiểu như vậy là cũng ổn rồi. Còn vấn đề phân tích các chỉ số tài chính để phân tích tình hình tài chính của Công ty thì nó là 1 vấn đề khác.

+Bốn: Tiếp theo chúng ta cần phải nắm nữa là: Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán là GIÁ TRỊ SỔ SÁCH LÀ GIÁ TRỊ QUÁ KHỨ MÀ KHÔNG PHẢI PHẢN ÁNH THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG (Các bạn xem ví dụ bên dưới các bạn sẽ rõ tại sao tôi nói như vậy nhé).
Ví dụ: tại ngày 1/1/2010. Các bạn góp vốn vào Cty là 2 tỷ bằng tiền mặt. Sau ngày 3/1/2010 các bạn lấy 2 tỷ này để mua đất tại Quận 9 là 100 m2 với giá 2 tỷ

Yêu cầu: Ghi sổ năm 2010 và lập báo cáo tài chính là BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2010
GIẢI: 
GHI SỔ
Ngày 1/1/2010
Nợ 1111: 2.000.000.000

Có 4111: 2.000.000.000

Ngày 3/1/2010
Nợ 213: 2.000.000.000

Có 1111: 2.000.000.000

LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Lập bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2010
Tổng tài sản:2.000.000.000
Quyền sử dụng đất:2.000.000.000
Tổng nguồn vốn: 2.000.000.000
Nguồn vốn kinh doanh: 2.000.000.000

=> Tổng tài sản của Cty tại ngày 31/12/2010 là 2.000.000.000
Lưu ý: Ví dụ từ 2010 đến 2015 không có nghiệp vụ phát sinh . Tức là tại ngày 31/12/2015 Tổng tài sản theo sổ sách là 2 tỷ. Nhưng giá thị trường của miếng đất bây giờ là 5 tỷ.

Sau đây là vài ví dụ để cho các bạn hiểu 1 số khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Giả sử trên bảng cân đối kế toán có vài khoản mục sau, các bạn hiểu những khoản mục này như thế nào?

=> Với ví dụ của khoản mục tiền (Mã số 111) trong bảng cân đối kế toán được lập tại ngày 31/12/2017 là 100 triệu ĐƯỢC HIỂU LÀ tại ngày 31/12/2017 thì Tiền của Công ty ta có là 100 triệu trong đó tiền mặt là bao nhiêu, tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu, tiền đang chuyển là bao nhiều thì chúng ta phải xem ở cột thuyết minh mà trong bảng cân đối kế toán có cột thuyết minh này. Tức là muốn biết chi tiết khoản mục tiền gồm những gì thì phải xem THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ SẼ THẤY 100 TRIỆU GỒM Tiền mặt là bao nhiêu, Tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu, Tiền đang chuyển là bao nhiêu.

=>Với ví dụ khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn (MS 120) Ngày 1/11/2016. Cty ABC mua chứng khoán VCB (Vietcombank) với mục đích là kinh doanh với giá là 30.000/ Cổ phiếu và Cty đã mua 1.000 cổ phiếu. Vậy Cty bỏ ra là 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng HSBC
Biết rằng Cổ phiếu Cty VCB là cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán và giá tại ngày lập báo cáo tài chính 2016 trên bảng điện tử tại ngày 31/12/2016 là 28.000 đồng/cổ phiếu

GIẢI:
Ngày 1/11/2016 Cty ghi Nợ 1211: Có 11211 (HSBC). 30.000.000
Ngày 31/12/2016. Cty xem xét giá bán, nếu thấp hơn giá gốc thì lập dự phòng. Vậy theo đề bài là giá bán giảm còn 28.000/CP.Điều này có nghĩa là tại ngày 31/12/2016 Cổ phiếu VCB bị giảm giá là 2.000 đồng/ cổ phiếu. Điều này có nghĩa là tại ngày 31/12/2016 Trị giá của 1.000 cổ phiếu là 1.000*28.000=28.000.000. Vậy Tài sản của Cty tức là cổ phiếu bị mất giá là 2.000.000

=> Ngày 31/12/2016 , Cty phải lập dự phòng đâu tư chứng khoán bị giảm giá là 2.000.000
Nợ 635: 2.000.000

Có 2291: 2.000.000

Trên bảng cân đối kế toán trình bày 2 khoản mục như sau:
Chứng khoản kinh doanh: (121): 30.000.000
Dự phòng giảm giá chứng khoán * (122): (2.000.000)
Tổng Đầu tư tài chính ngắn hạn mã (120): 28.000.000

Điều này có nghĩa là chứng khoản mà chúng ta mua để bán thì đã mất giá trị đi 2.000.000 so với giá mua ban đầu là 30.000.000. Khoản dự phòng 2.000.000 là ý muốn nói tại ngày 31/12/2016 giá trị của cổ phiếu giảm mất đi 2.000.000 và do chúng ta chưa có bán ra nên chúng ta vẫn còn giữ 1.000 CP. Đến năm 2017 mà giá cổ phiếu VCB tăng lên lớn hơn 30.000/CP thì lúc đó chúng ta sẽ không mất tiền lúc đó chúng ta sẽ hoàn nhập lại ghi nợ 2291 có 635

=>Ví dụ khoản mục phải thu ngắn hạn khách hàng (mã số 131):100.000.000 tại ngày 31/12/2016. Là chúng ta hiểu là Công ty có danh sách khách hàng nợ chúng ta là 100.000.000 và 100.000.000 đồng này sẽ thu được trong vòng 12 tháng kể từ ngày 31/12/2016. Muốn biết chi tiết 100 triệu này gồm những khách hàng nào thì chúng ta xem ở cột thuyết minh trong bảng cân đối kế toán ví dụ nó ghi số 5 thì chúng ta qua phần mục 5 của thuyết minh báo cáo tài chính là chúng ta sẽ thấy.
Nhưng trên phần Bảng cân đối kế toán có khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khách hàng mã số (137): ghi 20.000.000. Điều này được hiểu là trong danh sách khách hàng 100.000.000 có khách hàng khả năng không thu hồi được là 20.000.000 (Hay còn gọi là nợ khó đòi). Tức là trong tương lai 12 tháng từ ngày lập Bảng cân đối kế toán thì dòng tiền có thể thu về là 80.000.000 mà thôi.

II)Ý nghĩa báo cáo kết quả kinh doanh.

1. Thứ nhất: Phải thuộc tên của từng tài khoản từ loại 5 đến loại 8 trong TT200 để lên báo cáo kết quả kinh doanh. Nhắc lại như sau:

1.1 Phần doanh thu và thu nhập khác: Dòng tiền sẽ đi vào
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: 
TK 515: Doanh thu tài chính: 
TK 711: Thu nhập khác: 

1.2 Các khoản chi phí: Dòng tiền sẽ đi ra
632: Giá vốn hàng bán
635: Chi phí tài chính
641: Chi phí bán hàng
642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
811: Chi phí khác
8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại

2. Thứ hai: Sau khi biết được tên của từng khoản mục nào rồi thì chúng ta tiến hành hiểu ý nghĩa Báo cáo kết quả kinh doanh như sau: ý nghĩa Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện tình hình Doanh thu và Chi phí của công ty cũng như Lãi lỗ của công ty Và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của Công ty cũng như phần lợi nhuận sau thuế còn lại của Công ty qua 1 THỜI KỲ là (Tháng, Quý, Năm). Cũng như để so sánh từng thời kỳ sự biến động tăng giảm của từng khoản mục (Đây cũng là lý do vì sao Báo cáo kết quả kinh doanh có 2 cột Kỳ này và Kỳ trước)

3. Thứ ba: Sau khi biết được ý nghĩa tổng quá của Báo cáo kết quả kinh doanh rồi, chúng ta tiến hành hiểu sâu hơn ý nghĩa của từng khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng như có sự so sánh phân tích giữa 2 kỳ như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) lấy từ bên có của tài khoản 511 để lên chỉ tiêu này: Tức là hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Và chúng ta ngầm hiểu là chúng ta có 1 số tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng bằng với số tiền của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chúng ta thích doanh thu bán và cung cấp dịch vụ nhiều. Vì đây là ngành nghề chính của Công ty. Chúng ta muốn năm sau tăng trưởng hơn năm trước. 

Doanh thu = Giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT * Số lượng sản phẩm bán ra.Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.
Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT và VAT là 10%, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.=1.000*100.000

  • Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) lấy từ bên Nợ của tài khoản 521 để lên chỉ tiêu này: Đây là những khoản hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, Chiết khấu thương mại. Tức đây là những khoản làm cho doanh thu của Công ty giảm xuống. Làm cho mã số 01 giảm xuống. Doanh nghiệp nào mà khoản này càng nhiều thì phải xem lại chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Bởi và hàng hóa chất lượng sao mới có trường hợp này. Đó là suy đoán thôi vì trong 521 có khoản chiết khấu thương mại nữa đây là khoản cho các đại lý hưởng (do đại lý mua hàng của công ty chúng ta nhiều => Làm doanh thu công ty chúng ta tăng nên ta cho chính sách chiết khấu thương mại cho họ)

Chúng ta muốn biết chi tiết các khoản giảm trừ doan thu gồm những khoản nào trong đó thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 30. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 30 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết các khoản giám trừ doanh thu là gồm những khoản giảm trừ doanh thu nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính.

  • Doanh thu thuần (Mã số 10): Bằng Mã số 01- Mã số 02. Tức là khoản Tiền còn lại sau khi lấy phần doanh thu đi phần các khoản giảm trừ doanh thu. Hiểu nôm na là doanh thu mã số 01 là thu 12.000 nhưng giảm giá cho khách hàng, chiết khấu, hàng bán trả lại 2.000 thì tiền của chúng ta sẽ có là 10.000 đồng thôi
  • Giá vốn hàng bán (Mã số 11) lấy từ bên Nợ của tài khoản 632 trừ đi bên có 632 để lên chỉ tiêu này: Đây là phần vốn mà các bạn bỏ bỏ tiền ra để mua hàng hóa về để bán hoặc Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. . Tức là tiền của các bạn sẽ bỏ ra. Và giá vốn này chỉ phát sinh khi chúng ta bán được hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì mới phát sinh giá vốn. 

Ví dụ 1: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 90.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 90.000.000=1.000*90.000 đồng.

Ví dụ 2: Khi chúng ta mua chai nước 10.000 về mà chưa bán thì lúc này chưa phát sinh giá vốn. Khi chúng ta bán chai nước 12.000 thì lúc này 12.000 gọi là doanh thu sẽ thu tiền về 12.000 và Lúc này mới phát sinh giá vốn mà chúng ta đã bỏ tiền ra lúc mua là 10.000. Vậy Công ty lời là 2.000. Tùy theo mỗi loại hình Công ty mà giá vốn này chiếm bao nhiêu % doanh thu là hợp lý. Tùy theo mỗi ngành nghề. Nhưng càng thấp là càng tốt

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20=10-11)

Lấy doanh thu thu mã số 10 phần tiền còn lại trừ đi phần giá vốn phần tiền bỏ ra thì chúng ta sẽ còn phần tiền lời (Xem ví dụ sẽ rõ). Chúng ta mong muốn tỷ lệ này càng lớn càng tốt. Tùy theo mỗi Công ty mà tỷ lệ này so với doanh thu là bao nhiều % là vừa 

Ví dụ 1: Khi chúng ta mua chai nước 10.000 chúng ta đã trả cho nhà cung cấp là 10.000 bằng tiền mặt. Khi chúng ta bán chai nước 12.000 thu bằng tiền mặt thì lúc này 12.000 gọi là doanh thu sẽ thu tiền về 12.000 và Lúc này mới phát sinh giá vốn mà chúng ta đã bỏ tiền ra lúc mua là 10.000. VậyCông ty lời là 2.000. Tức là tiền tăng thêm là 2.000. Vậy lúc này trong túi của chúng ta có 12.000 bằng tiền mặt. 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần) * 100%

Ví dụ 2: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

  • Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) lấy từ bên Có của tài khoản 515 trừ đi bên Nợ 515 để lên chỉ tiêu này : Đây là khoản doanh thu mà tiền sẽ chạy về túi của doanh nghiệp, gồm những khoản sau: Lãi tiền gửi ngân hàng; Lãi cho vay; Chiết khấu thanh toán mà nhà cung cấp cho công ty hưởng do thanh toán trước thời hạn; Lãi chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi công nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
  • Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 22) lấy từ bên Nợ của tài khoản 635 trừ đi bên có 635 để lên chỉ tiêu này : Chính là khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm của Công ty vay của cá nhân, vay ngân hàng hoặc vay của Công ty; Chi phí chiết khấu thanh toán mà cho khách hàng hưởng khi thanh toán trước hạn; Lỗ do chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi nợ phải thu khách hàng của những khoản công nợ có gốc ngoại tệ; Hoặc là lỗ chứng khoán lúc bán (Ví dụ mua là già 20.000.000 nhưng bán ra là giá còn 15.000.000 thì lỗ 5.000.000).Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

Trong đó chi phí lãi vay (Mã số 23): Có nghĩa là mã số 23 là con của mã số 22. Trong mã số 22 thì có rất nhiều khoản mục trong chi phí tài chính (Ví dụ như chi phí lãi vay; Chiết khấu thanh toán mà cho khách hàng hưởng, Lỗ chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán, Lỗ do bán chứng khoán…). Mục đích đưa ra khoản mục riêng vì chi phí lãi vay là 1 khoản mục trong yếu trong chi phí tài chính. Ví dụ mã 22 là 1.00.000.000 thì trong đó chi phí lãi vay mã số 23 là 500.000.000 chẳng hạn

  • Chi phí bán hàng (Mã số 25) lấy từ bên Nợ của tài khoản 641 trừ đi bên có 641 để lên chỉ tiêu này : Tức là những khoản chi phí để bán được hàng thì chúng ta phải tốn chi phí đó: Ví dụ như chi phí quản gcao Facebook, Google, Youtube, Chi phí bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, chi phí quảng cáo trên ti vi…Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26) lấy từ bên Nợ của tài khoản 642 trừ đi bên có 642 để lên chỉ tiêu này: đây là những khoản chi phí không cấu tạo trong giá vốn, cũng như không nằm trong chi phí tài chính và chi phí bán hàng mà nó là những khoản chi phí quản lý chung của Công ty: ví dụ tiền lương ban giám đốc, tiền lương của tất cả những bộ phận khác không phải bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30=20+(21-22)-25-26): Tức là khoản lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp cộng cho doanh thu tài chính trừ điu chi phí tài chính và trừ đi chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp thì phần còn lại là bao nhiêu tiền

  • Thu nhập khác (Mã số 31) lấy từ bên Có của tài khoản 711 trừ đi bên Nợ 711 để lên chỉ tiêu này : tức là đây là những khoản thu nhập khác tương ứng vời dòng tiền mà công ty có được ngoài những khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như là doanh thu tài chính
  • Chi phí khác (Mã số 32):lấy từ bên Nợ của tài khoản 811 trừ đi bên có 811 để lên chỉ tiêu này. Đây là những khoản chi phí mà không phải là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí Quản lý doanh nghiệp thì ghi hết vào đây
  • Lợi nhuận từ hoạt động khác (Mã số 40=31-32): Đây là là thu nhập còn lại sau khi lấy thu nhập khác trừ đi chi phí khác. 
  •  
  • Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50=30+40): đây là toàn bộ phần lợi nhuận trước thuế lấy chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  mã số 30+Lợi nhuận khác mã số 40. Đây là khoản lợi nhuận chưa đóng thuế người ta gọi là Lợi nhuận trước thuế. Đây cũng được ngầm hiểu là tương ứng với 1 khoản tiền mà doanh nghiệp có được. sốn này càng lớn là càng tốt
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): đây là khoản thuế TNDN hiện hành của năm hiện hành (Ví dụ đang làm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 thì đây là số thuế TNDN phải nộp của năm 2016). Số thuế TNDN hiện hành phải nộp được tính theo công thức sau (Ở đây tôi chi nói sao ngắn gọn và cô đọng cho các bạn dễ hình dung.) 

- Thuế TNDN phải nộp (Chi phí thuế TNDN hiện hành)=Thu nhập tính thuế trừ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)*Thuế suất thuế TNDN 20%.

Lưu ý: Từ năm 2016 thì thuế suất phổ thông là 20%. Thuế suất TNDN sẽ thay đổi theo theo thời gian, và xu hướng sẽ giảm dần.

- Thu nhập tính thuế=Lợi nhuận kế toán trước thuế  (A)+ Chi phí không được trừ theo Luật thuế TNDN (B) -Thu nhập miễn thuế (C)-Những khoản lỗ năm trước chuyển sang (D) đồng thời Cộng và trừ những khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm Lợi nhuận kế toán trước thuế khác TRỪ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)

Giải thích các thành phần trong công thức THU NHẬP TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ TNDN trên như sau:

+(A) Lợi nhuận kế toán trước thuế: chắc chắn là phải lấy đúng số liệu chỉ tiêu 50 trên Báo cáo kết quả kinh doanh của Báo cáo tài chính và chỉ tiêu này chắc chắn bằng chỉ tiêu số 19 trên phụ lục 03-1A/TNDN.

+(B) Chi phí không được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN là các bạn cần xem những khoản nào chi phí được trừ và những khoản nào chi phí không được trừ tại Điều 6 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 cũng như TT119 ;TT151;TT96 sửa đổi bổ sung một số điều của cho TT78 (Ngắn gọn cho các bạn dễ hiểu là những khoản chi phí mà không có hóa đơn gtgt hoặc hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn đặc thù thì thuế sẽ không chấp nhận là chi phí được trừ)

+(C)Thu nhập miễn thuế: (Các bạn có thể xem khoản thu nhập miễn thuế này tại Điều 8 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014) tức là chúng ta hạch toán vào 511;515 hoặc 711 trong năm) mà chúng ta không phải đóng thuế TNDN trên khoản này nữa. Ví dụ như khoản lãi nhận được từ khoản đầu tư vào Công ty con thì đây là khoản mà chúng ta đã hạch toán vào 515 và khoản này không phải chịu thuế TNDN một lần nữa.
Nếu có xảy ra trường hợp này thì chúng ta lấy thu nhập miễn thuế gõ vào chỉ tiêu C2 của Tờ khai 03/TNDN

+(D) Những khoản lỗ năm trước chuyển sang được bù trừ vào lợi nhuận kế toán trước thuế của năm nay. Vậy những khoản lỗ năm trước chuyển sang được hiểu như thế nào cho đúng ?

- Đầu tiên phải hiểu: “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế  được hiểu như thế nào cho đúng“? Khi Công ty đang làm ăn bị lỗ thì chúng ta lấy số liệu lỗ  nào để chuyển lỗ vào những năm sau, Lỗ theo số liệu kế toán trên Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ tiêu 50 hay Lỗ theo thu nhập chịu thuế hay Lỗ theo thu nhập tính thuế trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

1. Theo như thông tư 78/2014 thì : “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về Thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Theo TT123/2012 thì: “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về Thu nhập chịu thuế.”

=> Định nghĩa phát sinh giữa TT78 và TT123 là khác nhau về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ

3. Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ và THU NHẬP CHỊU THUẾ theo TT78 và TT123 thì giống nhau

  • Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế (A)-(Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
  • (b) Thu nhập chịu thuế=(Doanh thu – chi phí được trừ) +Các khoản thu nhập khác.

=>Vậy chiếu theo định nghĩa về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ theo TT78 cũng như Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ thì “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế để được chuyển lỗ sang các năm sau là:  
“Thu nhập chịu thuế (Doanh thu trừ đi chi phí được trừ) trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang”

=> Chiếu theo Công thức tính Thu nhập chịu thuế (A) trên thì =(Lợi nhuận trước thuế hoặc Lỗ kế toán +Chi phí không hợp lý theo luật thuế TNDN). Vậy công thức tính Thu nhập chịu thuế TNDN trên thì phần Doanh thu và khoản thu nhập khác nó đã bao gồm PHẦN DOANH THU TÀI CHÍNH được chia từ Công ty con hoặc công ty liên doanh liên kết (Tức là đã bao gồm doanh thu miễn thuế).=> Do đó, TT78 ra đời đã làm rõ vấn đề này khẳng định lại 1 lần nữa: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế được chuyển lỗ sang kỳ sau là: Thu nhập chịu thuế  (Doanh thu trừ đi chi phí được trừ) trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang).

Kết luận chuyển lỗ: KHI MÀ DOANH NGHIỆP QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN BỊ LỖ THÌ CÔNG TY SẼ LẤY SỐ LỖ CỦA PHẦN THU NHẬP TÍNH THUẾ TRÊN TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN MÀ KHÔNG BAO GỒM PHẦN CHUYỂN LỖ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG VÀ PHẢI TRỪ ĐI PHẦN THU NHẬP MIỄN THUẾ (Tức là lấy C1 trừ C2 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN). 

-Sau đó chúng ta phải hiểu là chuyển lỗ được chuyển trong vòng mấy năm? Chuyển lỗ sẽ được chuyển liên tục trong vòng 5 năm, kể từ sau năm phát sinh lỗ. Nếu sau 5 năm mà chúng  ta không chuyển lỗ hết thì xem như khoản lỗ này sẽ mất luôn (không được chuyển lỗ cho những kỳ tính thuế tiếp theo).

Để cụ thể hóa vấn đề chuyển lỗ trên, Tôi đưa ra ví dụ để các bạn dễ hình dung 

Ví dụ: Năm 2014, Cty ABC có doanh thu là 18 triệu (trong này có 2 triệu là doanh thu được miễn thuế, do đây là doanh thu hoạt động tài chính được chia từ Công ty con đã đóng thuế TNDN)  và chi phí kế toán là 28 triệu. Biết rằng toàn bộ chi phí kế toán trên là chi phí hợp lý theo Luật thuế TNDN.

Giải:

  • Lợi nhuận kế toán: Doanh thu – Chi phí= 18-28=(10) triệu
  • Thu nhập chịu thuế: Doanh thu – Chi phí được trừ +Thu nhập khác=18-28=(10) triệu
  • Thu nhập tính thuế: Thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế=-10-2=(12) triệu

Vậy với TT78 thì lấy Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế 2014 là 12 triệu. Số liệu 12 triệu này sẽ được chuyển lỗ trong vòng 5 năm từ năm 2015 đến 2019 và được quyền chuyển lỗ vào những quý đầu tiên có lãi của năm 2015 (Tức là được chuyển vào Quý 1,2,3,4 của năm 2015). Nếu làm theo TT123 thì lấy chuyển lỗ là 10 triệu (nếu chiếu theo công thức).

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52): Đây chính là phần chi phí mà đã hạch toán trong năm hiện hành nhưng thuế không chấp nhận là chi phí của năm hiện hành với lý do là có sự chênh lệch về mặt áp dụng chính sách giữa thuế và kế toán nhưng sẽ được chấp nhận là chi phí cho những năm sau. Tạm thời các bạn hiểu như vậy. Tôi có thể ví dụ cho các bạn dễ hình dung

Ví dụ: Chi phí khấu hao hạch toán trong sổ sách năm 2018 là 100.000.000 nhưng thuế chấp nhận là 50.000.000 (Với lý do là chính sách thuế là TT45 phải chính khấu hao 4 năm nhưng kế toán trích khấu hao có 2 năm). Vậy thuế chấp nhận chi phí có 50.000.000=> Dẫn đến chênh lệch 50.000.000 về chi phí giữa kế toán và thuế. Đây là khoản chi phí sẽ được thuế chấp nhận tính vào chi phí cho những năm tiếp theo mà khi quyết toán thuế TNDN thì chi phí hạch toán trong sổ sách kế toán không có nhưng theo thuế thì được chấp nhận là chi phí được trừ


Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60=50-51-52) chính là tài khoản 4212. Đây chính là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế thuộc những thành viên góp vốn. và đây chính là lợi nhuận dùng để chia cổ tức, chia lợi nhuận và trích các loại quỹ của doanh nghiệp

 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70): bằng lợi nhuận sau thuế của Công ty/Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Lãi cở bản trên cổ phiếu thường áp dụng cho Công ty cổ phần mới có chỉ tiêu này. Còn các công ty còn lại không có tính chỉ tiêu này. Công ty nào mà có Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu càng cao thì công ty đó làm ăn có hiểu quả, làm ra được nhiều lợi nhuận và cổ đông mừng. Và công ty nào mà có chỉ chỉ tiêu này càng cao thì giá cổ phiếu của Công ty này sẽ cao và được giá trên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư (cổ đông) được lợi. Nên các bạn tập trung để ý vào chỉ tiêu này

III)Cách lập bảng cân đối tài khoản.

Bảng cân đối tài khoản được lập căn cứ vào sổ cái và bảng cân đối trước đó.

- Số tài khoản: Điền số tài khoản cấp 1 và cấp 2 nếu có mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ này và chúng ta lập từ tai khoản loại 1 đến tài khoản loại 9 nhé.

- Tên tài khoản: Nhập tên tài khoản cho tất cả các sổ cái cấp 1 và sổ cái cấp 2 nếu có. Đối với từng loại tài khoản, từ tài khoản có số nhỏ đến tài khoản có số lớn, tên tương ứng với số tài khoản.

- Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư Nợ, Có đầu kỳ của từng tài khoản. Dữ liệu dựa trên sổ cái.

- Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của từng tài khoản. Số liệu này căn cứ trong sổ cái.

- Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư bên Nợ và số dư bên Có cuối kỳ của từng tài khoản.

Số dư cuối kỳ = Số phát sinh đầu kỳ + Số phát sinh tăng - Số phát sinh giảm

Chú ý:

Bảng cân đối tài khoản là một phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra tính tổng hợp của số liệu được phản ánh trên các tài khoản. Bảng cân đối tài khoản được lập ra dựa trên hai yếu tố sau:

  • Tổng số dư Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
  • Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.

IV)Cách lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cột (mã số) “Thuyết minh”: số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm

- Cột “Năm trước”: của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố

- Các chỉ tiêu ghi cột (cách xác định) “năm nay” :

Chỉ tiêu

Mã số

Cách xác định

Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ

01

Tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 511

+ Các khoản giảm trừ doanh thu

02

Số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 521, TK 333

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10

Số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng với bên Có của TK 911

hoặc Mã số 10 = Mã số 01 – mã số 02

+ Giá vốn bán hàng

11

Tổng số phát sinh bên có của TK 632 đối ứng với bên Nợ của TK 911 

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

20

Mã số 20 = Mã số 10 – mã số 11

+ Doanh thu hoạt động tài chính

21

Tổng số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng với bên Có TK 911

Chi phí tài chính

22

Tổng số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911

Chi phí lãi vay

23

Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635, phần chi phí lãi vay trong kỳ

Chi phí quản lý kinh doanh

24

Tổng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30

Mã số 30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)

Nếu kết quả lỗ thì ghi trong ngoặc đơn (…)

+ Thu nhập khác

31

Tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 đối ứng với bên Có của TK 911

+ Chi phí khác

32

Tổng số phát sinh bên Có của TK 811 đối ứng với bên Nợ của TK 911

+ Lợi nhuận khác

40

MS40 = MS 31 – MS 32

+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50

Mã số 50 = mã số 30 + mã số 40

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

51

Tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ Tk 911

hoặc Tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

52

Tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ Tk 911

hoặc Tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911

+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60

Mã số 60 = mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

70

Lãi suy giảm trên cổ phiếu

71

V)Kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: kết chuyển doanh thu, kết chuyển chi phí và kết chuyển lãi lỗ. 

. Định khoản

1. Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Nợ TK 413           Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515     Doanh thu hoạt động tài chính

2. Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Nợ TK 635          Chi phí tài chính

Có TK 413    Chênh lệch tỷ giá hối đoái

3. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (TT200):

Nợ TK 511          Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521    Các khoản giảm trừ doanh thu

4. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác:

Nợ TK 511         Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 515         Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711        Thu nhập khác

Có TK 911  Xác định kết quả kinh doanh

5. Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hóa, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 911        Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632  Giá vốn hàng bán

Có TK 635  Chi phí tài chính

Có TK 811  Chi phí khác

Có TK 641  Chi phí bán hàng

Có TK 642  Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 6421, 6422 (Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp TT133)

6. Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 911        Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

7. Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

  •  
    • Nếu lãi:

Nợ TK 911        Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421  Lợi nhuận chưa phân phối

  •  
    • Nếu lỗ:

Nợ 421              Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911  Xác định kết quả kinh doanh

Qua chi sẻ bài viết và video phamvanhoc.vn mong muốn sẽ giúp ích nhiều trong công việc và nghiên cứu về chuyên môn của tất cả các bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu các khoá học ONLINE, OFFLINE thì xin mời bạn hãy liên hệ ngay phamvanhoc.vn để được tư vấn kỹ hơn về khoá học, giúp bạn có thu nhập cao hơn mong đợi, chủ động trong công việc và cuộc sống. CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!!!.

1
Bạn cần hỗ trợ?