Thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu đối với hợp đồng dịch vụ thực hiện ở nước ngoài như thế nào ?

Thuế nhà thầu đối với hợp đồng dịch vụ thực hiện ở nước ngoài như thế nào ?

Thuế nhà thầu đối với hợp đồng dịch vụ thực hiện ở nước ngoài như thế nào ?

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định về đối tượng không áp dụng của Thông tư:

“3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2015 Công ty Exo Travel ký hợp đồng 03 bên gồm: Công ty Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa (Bên A), Công ty Travel 2 Travelbag.co.uk (Bên B), Công ty Exo Travel (Bên C), theo thỏa thuận tại hợp đồng, Công ty Travel 2 Travelbag.co.uk quảng cáo khách sạn của Công ty Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa trong ấn phẩm Asia năm 2015 phát hành ở nước ngoài thì Công ty Travel 2 Travelbag.co.uk thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên.

 (CV số 2308/TCT – CS ngày 01/6/2017 của TCT)

Câu 308:

Tại khoản 1, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về đối tượng áp dụng Thông tư bao gồm:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu”.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại”.

Tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không áp dụng Thông tư bao gồm: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng KNQ, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa đểphụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công”.

Theo thông tin mà Công ty Canon Sing cung cấp bổ sung thì khi Công ty Canon Sing bán hàng cho khách hàng ở nước ngoài, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao trên tàu hoặc tại kho của khách hàng nước ngoài theo các điều khoản thương mại quốc tế FOB hoặc DDP, không phải giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu tại kho ngoại quan (KNQ) ở Việt Nam. Công ty Canon Sing chỉ thuê chủ kho ngoại quan làm các thủ tục hải quan cần thiết và các dịch vụ bốc dỡ, chất hàng...tại KNQ và thuê đơn vị vận chuyển độc lập để chuyển hàng từ KNQ đến điểm giao hàng cho khách hàng.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp thực tế Công ty Canon Sing mua hàng của Công ty Canon Nhật Bản (hàng được lưu tại kho ngoại quan do Công ty Canon Sing thuê tại Việt Nam), sau đó bán cho các khách hàng ở nước ngoài theo điều khoản thương mại Incoterms FOB hoặc DDP, hàng hóa được giao ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Công ty Canon Sing thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC trong trường hợp này.

(CV số 2303/TCT – CS ngày 01/06/2017 của TCT)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia kế toán thuế ?

Xem khóa học: TẠI ĐÂY

1
Bạn cần hỗ trợ?