Thuế

Thuế

Mức phạt chậm nộp tờ khai mới nhất có thể lên đến 25 triệu và nhiều thay đổi mới về mức phạt theo thời gian chậm nộp

Mức phạt chậm nộp tờ khai mới nhất có thể lên đến 25 triệu và nhiều thay đổi mới về mức phạt theo thời gian chậm nộp

Mức cao nhất là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế số Luật số: 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 

>> Học Online miễn phí:  Thực hành Kế tóan tổng hợp trên chứng từ thực tế

Mức phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế mới nhất theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn cụ thể như sau:

1. Phạm cảnh cáo: 

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. 

 

2. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên. 

 

3. Phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. 

 

4. Phạt từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng:

- Đối với một trong các hành vi sau đây:

  a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
  b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
 

5. Phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: 

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

 
- Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
 

Lưu ý:

- Mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
 
- Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo quy định trên lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp vi phạm bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại mục (4) nêu trên.
 
- Trường hợp hành vi vi phạm thực hiện trước ngày 05/12/2020 nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ ngày 05/12/2020 thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.
 
 
 

 So với mức phạt chậm nộp trước ngày 5/12/2020 thì thì mức phạt mới tăng lên khá cao, và có thay đổi đáng kể về khung thời gian vi phạm . 

Cụ thể: trước ngày 5/12/2020 mức phạt chậm nộp Tờ khai thuế được áp dụng theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC, cụ thể như sau: 

 

1 . Phạt cảnh cáo: 

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. 

 

2 . Phạt tiền 700.000 đồng:

 - Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
 
 - Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng
 - Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.
 
 

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng:

 - Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
 
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
 

4. Phạt tiền 2.100.000 đồng:

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
 
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.
 

5. Phạt tiền 2.800.000 đồng: 

- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
 
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng. 
 
 

6. Phạt tiền 3.500.000 đồng: 

 - Đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
 
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng 
 

So sánh chúng ta thấy: Mức phạt cao nhất trước ngày 5/12/2020 chỉ 5 triệu đồng, nhưng đã tặng lên đến 25 triệu đồng sau ngày 5/12/2020 (tăng lên đến 5 lần) . Các mức phạt khác cũng tăng lên "chóng mặt". Điều này khiến cho kế toán cực kỳ cẩn thận. Cần nộp hồ sơ sớm hoặc đúng hạn và sau khi nộp cần kiểm tra lại tờ khai có được chấp nhận hay không . 

 

>> Học online qua Zoom: Hướng dẫn và thực hành Lập Báo cáo tài chính

 

Một số nội dung khác cần lưu ý theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 , cụ thể như sau: 

I. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:

 
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
 
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
 
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
    - Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
    - Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
 
    - Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

 

II. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo
- Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
 
b) Phạt tiền
- Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
- Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

 

II. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:

a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 dưới đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
- Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
 
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
 
c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
 
d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
    - Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
    - Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. 
 
 

Lớp học online hiệu quả : 

>> Học Online :  Thực hành Kế  toán tổng hợp trên Misa

>> Học Online miễn phí:  Thực hành Kế tóan tổng hợp trên chứng từ thực tế

>> Học online qua Zoom: Hướng dẫn và thực hành Lập Báo cáo tài chính 

 

1
Bạn cần hỗ trợ?