Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng

Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh

Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh

Chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ tiêm vắc xin?

Tại khoản 10 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 quy định:

“10. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.”

Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.”

Tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

Căn cứ các hướng dẫn và quy định nêu trên:

Dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh cho người là dịch vụ phòng bệnh cho người thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

(Theo CV số 4444/TCT – CS ngày 29/09/2017 của TCT)

 

1
Bạn cần hỗ trợ?