Kế toán tài chính

Kế toán tài chính

Tính giá thành sản xuất và kế toán sản xuất.

Tính giá thành sản xuất và kế toán sản xuất.

Giá thành là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu… của các sản phẩm mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường.

                  [Xem ngay video]

1. Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là nhân sự đảm nhận việc xác định một cách đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, để từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.

Chi phí và giá thành luôn là 02 tiêu chí quan trọng được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bởi chúng quyết định đến kết quả sản xuất và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.

2. Công việc của kế toán giá thành

Công việc và cũng là nhiệm vụ chính của kế toán giá thành chính là tính được giá thành của sản phẩm và đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, đồng thời phát huy ưu điểm từ các số liệu tính được. Muốn tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành phải thực hiện những công việc sau:

2.1 Tính giá thành sản phẩm

– Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương để làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

– Căn cứ trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

– Kiểm soát và quản lý các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.

– Điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.

2.2 Hạch toán các tài khoản kế toán

– Hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán đã được doanh nghiệp đã lựa chọn.

– Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

2.3 Lập các báo cáo phân tích

– Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).

– Lập các báo cáo công việc định kỳ.

– Báo cáo hoạt động sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).

– Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.

– Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.

– Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.

2.4 Các loại giá thành sản phẩm

  • Phân theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành:

– Giá thành kế hoạch

– Giá thành định mức

– Giá thành thực tế

  • Phân theo phạm vi chi phí:

– Giá thành sản xuất

– Giá thành tiêu thụ

2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành nên có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành như sau:

– Phương pháp trực tiếp

– Phương pháp hệ số

– Phương pháp tỉ lệ (định mức)

– Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

– Phương pháp phân bước

Trình tự kế toán và tập hợp chi phí sản xuất

Mỗi doanh nghiệp khác nhau có trình tự kế toán chi phí khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau:

  • Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
  • Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng, dịch vụ phục vụ và xác định giá thành đơn vị sản xuất dịch vụ.
  • Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan.
  • Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

  • Điểm giống: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống (nhân công) và lao động hóa (sản xuất chung) trong quá trình sản xuất.
  • Điểm khác:

+ Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.

+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành.

+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.

+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành, giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.

Tổng giá thành của SP (Tổng giá trị SP hoàn thành) = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSX dở dang cuối kỳ -Trừ phế liệu thu hồi – Trừ sản phẩm hỏng

Hướng dẫn tính giá thành sản phẩm

Để tính được giá thành sản xuất sản phẩm thì có rất nhiều các tính khác nhau. Sau đây, phamvanhoc.vn đưa ra một số cách tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất:

3. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn

Phương pháp trực tiếp (đơn giản) này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất số lượng ít, quy trình khép kín, ngắn và liên tục. Phương pháp tính như sau:

  • Tổng giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm A trong kỳ = Dang dở đầu kì (A)+ Phát sinh trong kỳ (A) – Dang dở cuối kì (A) – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng giá thành sản xuất của 1 sản phẩm A = Tổng giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm A trong kỳ / số lượng sản phẩm A đã hoàn thành trong kỳ

4. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số

Phương pháp này sử dụng tại doanh nghiệp mà trong 1 giai đoạn sản xuất cùng loại hệ thống thiết bị vật tư như nhau nhưng lại sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc cùng 1 loại sản phẩm nhưng phẩm cấp khác nhau, thì tính như sau:

  • Tổng toàn bộ các sản phẩm thuộc tất cả các phẩm cấp (1) = Dang dở đầu kì + phát sinh trong kỳ – Dang dở cuối kì – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng số lượng sản phẩm thu được trong kỳ đã quy đổi (2) = Tổng số lượng một loại sản phẩm thu được * hệ số tương ứng của sản phẩm đó
  • Tổng của 1 sản phẩm chuẩn = (1) / (2)
  • Tổng của 1 sản phẩm a = tổng của 1 sản phẩm chuẩn * hệ số tương ứng của sản phẩm a

5. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện tại nhiều bộ phận / giai đoạn khác nhau, như sau:

  • Tổng giá thành sản xuất (GTSX) 1 sản phẩm = Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận a + Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận b + … + Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận n

Trong đó:

  • Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận a = Tổng GTSX toàn bộ bộ phận a trong kì / số lượng sản phẩm mà bộ phận a đã hoàn thành trong kỳ
  • Tổng GTSX toàn bộ bộ phận a trong kỳ = Dang dở đầu kì (bộ phận a) + Phát sinh trong kỳ (bộ phận a) – Dang dở cuối kì (bộ phận a) – phế liệu thu hồi (nếu có)

6. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ chi phí đa số được áp dụng tại các doanh nghiệp mà tại đây sản xuất nhiều loại sản phẩm và mỗi sản phẩm lại có quy cách và phẩm chất khác nhau. Phương pháp được tính như sau:

  • Tổng thực tế của tất cả các loại sản phẩm trong kỳ = Dang dở đầu kì + Sản phẩm trong kỳ – Dang dở cuối kì – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tỷ lệ chi phí = Tổng thực tế tất cả các sản phẩm trong kỳ / Tổng kế hoạch tất cả các sản phẩm trong kỳ
  • Tổng thực tế của 1 sản phẩm A = Tổng kế hoạch của 1 sản phẩm A * tỷ lệ chi phí

7. Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp tính giá thành sản xuất theo việc loại trừ sản phẩm phụ thường được sử dụng tại các doanh nghiệp mà khi sản xuất đồng thời vừa thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Do đó, để tính được giá thành sản phẩm chính, phỉa trự đi giá trị của các sản phẩm phụ. Công thức thính như sau:

  • Tổng toàn bộ sản phẩm chính trong kì = Dang dở đầu kì sản phẩm chính + Phát sinh trong kỳ sản phẩm chính – Dang dở cuối kì sản phẩm chính – giá trị sản phẩm phụ – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng GTSX của 1 sản phẩm chính trong kì = Tổng toàn bộ sản phẩm chính trong kì / Số lượng sản phẩm chính trong kì.

phamvanhoc.vn Sẽ lấy ví dụ bài tập kế toán có lời giải của 1 Cty sản xuất 1 sản phẩm như sau:

-Dành cho các bạn đang học kế toán
-Dành cho các bạn đang chuẩn bị học kế toán

Trong kỳ có tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm Z tại một công ty M như sau: 
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 30.500.000đ (TK154). Trong đó bao gồm 3 khoản mục chi phí sau:

-    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 20.300.000đ (TK621)
(Trong đó: Chi phí NVL chính: 14.800.000đ (TK152-C)
 -   Chi phí NVL phụ   : 5.500.000đ   (TK152-P)
-    Chi phí nhân công trực tiếp: 5.200.000đ   (TK622)
-    Chi phí sản xuất chung       : 5.000.000đ   (TK627)

Số dư đầu kỳ TK 152: (DDĐK)
Nguyên vật liệu chính (TK152-C): 1.000kg   x 44.200đ=44.200.000
Nguyên vật liệu phụ (TK152-P)   :  500kg     x 40.800đ=20.400.000
 
Công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Các nghiệp vụ phát sinh như sau:

Biết : Nguyên vật liệu chính được đưa vào ngay từ đầu quy trình sản xuất. Thuế suất thuế TNDN là 20%
Yêu cầu:

1/ Tính toán và định khoản các nghiệp vụ phát sinh
2/ Tính giá thành sản phẩm Z
3/ Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty M

Trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1/ Mua 3.900 hàng hóa A về nhập kho, đơn giá chưa thuế là 96.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%. Chưa thanh toán cho người bán Nguyễn Tín. Khi về mới phát hiện thiếu 50 sản phẩm A, chưa xác định được nguyên nhân, công ty nhập kho theo số lượng thực tế.
Nợ TK 1561-A       : 369.600.000đ   (3.900sp - 50sp ) x 96.000đ
Nợ TK 1381           : 4.800.000đ       (50sp   x  96.000đ )
Nợ 1331                 : 37.440.000đ     (374.400.000) x 10% 
                Có 331(Nguyễn Tín)        : 411.840.000đ

•    Ghi sổ: Nhật Ký chung, Sổ cái 1561;Sổ cái 1381; Sổ cái 1331; Sổ cái 331; Sổ chi tiết hàng tồn kho A, Sổ chi tiết của nhà cung cấp Nguyễn Tín 
•    Bộ chứng từ là: Phiếu nhập kho kèm theo chứng từ gốc là: Hóa đơn + Biên bản bàn giao hàng

2/ Mua nguyên vật liệu chính nhập kho số lượng 5.500kg, đơn giá mua chưa thuế là 45.800 đồng/kg, thuế GTGT là 10%. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá trả bằng tiền mặt là 2.200.000 đồng, Giá chưa Vat là 2.000.000. thuế GTGT là 10%
a.Nợ TK 152-C    : 251.900.000đ (5.500kg  x 45.800đ)
   Nợ TK 1331      : 25.190.000đ (251.900.000 x 10%)
                Có TK 1121    : 277.090.000đ

b.Vận chuyển:
Nợ TK 152-C     : 2.000.000 đ   
Nợ TK 1331     : 200.000 đ     
         Có TK 1111     : 2.200.000đ

=> Giá NHẬP KHO = (251.900.000đ + 2.000.000đ) / 5.500kg = 46.164đ/kg
•    Ghi sổ: Nhật ký chung; Sổ cáí 152; Sổ cái 1331; Sổ cái 1111; Sổ cái 1121; Sổ chi tiết hàng tồn kho 152 mặt hàng nguyên vật liệu chính; Sổ chi tiết của ngân hàng
•    Chứng từ nghiệp vụ a là Phiếu nhập kho kèm theo chứng từ gốc là Hóa đơn, Biên bàn bàn giao hàng hóa
•    Chứng từ nghiệp vụ b là Phiếu chi kèm theo hóa đơn GTGT

3/ Chuyển khoản trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1, đã nhận giấy báo nợ của ngân hàng. Số hàng thiếu đã xác định được nguyên nhân do người bán giao thiếu, công ty tiến hành nhập kho 50 sản phẩm A còn thiếu.
a.Nợ TK 331    : 411.840.000đ
         Có TK 1121    : 411.840.000đ

b.Nợ TK 1561 A      : 4.800.000đ (50sp  x  96.000đ )    
         Có TK 1381    : 4.800.000đ
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 1381; Sổ cái 331;1121;1561;1381. Ghi sổ chi tiết 331 phải trả nhà cung cấp Nguyễn Tín, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết mặt hàng A.
•    Chứng từ nghiệp vụ a:Giấy báo nợ sổ kế toán lập kèm theo sau là Ủy nhiệm chi và Giấy báo nợ của ngân hàng và sổ phụ ngân hàng
•    Chứng từ nghiệp vụ b: Là Phiếu nhập kho, kèm theo sau là biên bản bàn giao hàng giao thiếu của Nhà cung cấp
 
4/ Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 59.200.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng 25.700.000đ, nhân viên bán hàng 36.000.000đ, nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp là 22.500.000đ
Nợ TK 622    : 59.200.000đ 
Nợ TK 6271    : 25.700.000đ 
Nợ TK 6411     : 36.000.000đ 
Nợ TK 6421    : 22.500.000đ 
          Có TK 3341        : 143.400.000đ 
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 622;6271;6411;6421. Sổ cái 3341
•    Chứng từ nghiệp vụ :Phiếu kế toán phải trả cho người lao động kèm theo sau là Bảng lương +Bảng chấm công

5/ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ  tính vào chi phí và khấu trừ lương theo tỷ lệ quy định (Doanh nghiệp là 23,5%, trong đó tỷ lệ trích BHXH là 17,5%, BHYT là 3%, BHTN là 1%, KPCĐ là 2%. Người lao động là 10,5% , trong đó tỷ lệ trích BHXH là 8%, BHYT là 1,5%, BHTN là 1%)
a.
Nợ TK 622    : 13.912.000đ  (59.200.000đ x 23,5%)
Nợ TK 6271    : 6.039.500đ    (25.700.000đ x 23,5%)    
Nợ TK 6411    : 8.460.000đ    (36.000.000đ x 23,5%)
Nợ TK 6421    : 5.287.500đ    (22.500.000đ x 23.5%)
     
              Có 3382:   2.868.000đ   (143.400.000đ  x 2%)    
               Có 3383:   25.095.000đ (143.400.000đ  x 17,5%)  
               Có 3384:   4.302.000đ   (143.400.000đ  x 3%)
               Có 3386:   1.434.000đ   (143.400.000đ  x 1%)
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 622;6271;6411;6421. Sổ cái 3382;Sổ cái 3383;Sổ cái 3384;Sổ cái 3386;
•    Chứng từ nghiệp vụ a :Phiếu kế toán phải trả Kèm theo sau là bảng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà Cty chịu

b. 
Nợ TK 3341      :15.057.000đ (143.400.000đ  x 10,5%).
                   Có  3383    :11.472.000đ (143.400.000đ  x 8%)     
                   Có  3384    :2.151.000đ   (143.400.000đ  x 1,5%)    
                   Có  3386    :1.434.000đ   (143.400.000đ  x 1%)       

•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 3341; Sổ cái 3383; Sổ cái 3384; Sổ cái 3386
•    Chứng từ nghiệp vụ a :Phiếu kế toán phải trả Kèm theo sau là Bảng lương +Bảng chấm công

6/ Chi phí điện mua ngoài (chưa bao gồm thuế GTGT) phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng là 25.750.000đ, phục vụ cho bộ phận bán hàng là 18.240.000đ, phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 16.845.000đ, thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng chuyển khoản
Nợ TK 6277    : 25.750.000đ 
Nợ TK 6417    : 18.240.000đ 
Nợ TK 642 7    : 16.845.000đ 
Nợ TK 1331    : 6.083.500đ  (25.750.000  + 18.240.000 + 16.845.000) x 10%
           Có TK 1121     :66.918.500đ
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 1121;1331;6427;6417;6277. Và sổ chi tiết của ngân hàng
•    Chứng từ nghiệp vụ a :Giấy báo nợ ngân hàng kèm theo sau là chứng từ gốc là hóa đơn GTGT tiền điện

7/ Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng là 29.820.000đ, ở bộ phận bán hàng là 17.660.000đ, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 14.590.000đ
Nợ TK 6274    : 29.820.000đ 
Nợ TK 6414     : 17.660.000đ 
Nợ TK 6424     : 14.590.000đ 
           Có TK 2141    : 62.070.000đ
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 6274;Sổ cái 6414; Sổ cái 6424; Sổ cái 2141
•    Chứng từ nghiệp vụ : Phiếu kế toán phân bổ khấu hao kèm theo sau là Bảng trích khấu hao tài sản cố định

8/ Xuất bán hàng hoá 3.500 hàng hóa A, đơn giá bán chưa thuế là 159.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. Chi phí vận chuyển hàng đi bán là 1.500.000đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển đã được trả bằng tiền mặt
a.Nợ TK 131     : 612.150.000đ
        Có TK 5111  : 556.500.000đ   (3.500sp   x 159.000đ)  
        Có TK 33311  : 55.650.000đ     (556.500.000đ   x 10%)   

b. Nợ TK 632    : 336.000.000đ       
             Có TK 1561  : 336.000.000đ   (3.500sp x  96.000đ)
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;131;5111;Sổ cái 33311; Sổ cái 632; Sổ cái 1561. Sổ chi tiết khách hàng, Sổ chi tiết mặt hàng A
•    Chứng từ nghiệp vụ a+b: Phiếu kế toán phải thu kèm theo sau là bộ chứng từ gốc: Hóa đơn, Hợp đồng, Biên bản bàn giao, Phiếu xuất kho

c. Nợ TK 6417       :1.500.000đ 
    Nợ TK 1331 :      150.000đ        (1.500.000 x 10%)
                Có 111 1     : 1.650.000đ   
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 6417; Sổ cái 1331; Sổ cái 1111. 
•    Chứng từ nghiệp vụ c : Phiếu chi kèm theo sau là hóa đơn và biên bản bàn giao hàng

9/ Mua nhập kho 3.500kg nguyên vật liệu phụ, đơn giá chưa thuế là 41.850đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Do mua hàng với số lượng lớn, công ty được hưởng chiết khấu thương mại 5% (có giảm thuế), được trừ vào công nợ.

Nợ 152P: 3500*41850*95%=139.151.250
Nợ 1331: 10%*139.151.250=13.915.125
             Có 331:153.066.375

•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 152, Sổ cái 1331; Sổ cái 331
•    Chứng từ nghiệp vụ : Phiếu nhập kho kèm theo sau là Hóa đơn và biên bản bàn giao hàng

 

11/ Cuối kỳ phế liệu thu hồi nhập lại kho trị giá 5.000.000đ
Nợ TK 152 Phế liệu    : 5.000.000đ
           Có TK 154 Z     : 5.000.000đ
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 152; Sổ cái 154.Sổ chi tiết hàng tồn kho 152 phế liệu
•    Chứng từ nghiệp vụ : Phiếu kế toán phế liệu thu hồi kèm theo sau là biên bản thu hồi phế liệu

12/ Khách hàng ở nghiệp vụ 8 thanh toán trước hạn nên được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng giá trị thanh toán (Ngân hàng đã báo có)
Nợ 635: 6.121.500
Nợ 1121:606.028.500
           Có 131:    612.150.000đ
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 635;1121;131. Sổ chi tiết của ngân hàng và sổ chi tiết khoản phải thu 
•    Chứng từ nghiệp vụ : Giấy báo nợ kèm theo sau là Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng

13/Chuyển khoản trả nợ người bán ở nghiệp vụ 9. Ngân hàng đã báo nợ
Nợ TK 331    : 153.066.375đ  
            Có TK 112 1    : 153.066.375đ  
•    Ghi sổ: Nhật ký chung;Sổ cái 1121; Sổ cái 331. Sổ chi tiết khoản phải trả nhà cung cấp. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
•    Chứng từ nghiệp vụ : Giấy báo nợ kèm theo sau là Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng

14/ Nhập kho 7.800 sản phẩm Z , còn lại 500 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 80%, được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
a.Kết chuyển 154:
Nợ TK 154 Z    : 444.765.900
         Có TK 621-C    : 284.344.400 
         Có TK 621-P     : 0
         Có TK 622    : 73.112.000đ  (59.200.000 + 13.912.000)
         Có TK 627     :87.309.500đ   (25.700.000 + 6.039.500 + 25.750.000 + 29.820.000)

b.Tínhchi phí dở dang:
*Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương    = Số Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ  x  Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang
                                                                           = 500sp  x  80% 
                                                                           = 400 sản phẩm

=> Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ   = Chi phí Vật Liệu Phụ DDCK  + Chi phí Nhân Công Trực Tiếp DDCK + Chi phí Sản Xuất Chung  DDCK 
                                                               = 268.293 đ+  3.820.097đ+  4.502.902đ
                                                               = 8.591.292 đ                                       

===>Tổng chi phí dở dang cuối kỳ          =  Chi phí vật liệu chính dở dang cuối kỳ  + Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ   
                                                          = 18.020.747đ+ 8.591.292 đ                                     
                                                          = 26.612.039

Bảng tính giá thành

15/ Xuất bán 4.500 sản phẩm Z, đơn giá chưa thuế 140.000đ/ sản phẩm, thuế GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản 85% (Ngân hàng đã báo có), số còn lại chưa thanh toán.

a.Nợ TK 632    : 255.951.000đ    (4.500sp x 56.878 )      
          Có TK 155    : 255.951.000,7đ    
b.Nợ TK 131      : 693.000.000đ      (630.000.000đ + 63.000.000đ)  
         Có TK 5112     : 630.000.000đ      (4.500sp x 140.000đ)   
         Có TK 33311     : 63.000.000đ        (630.000.000đ x 10%)

c.Nợ 1121          : 589.050.000 đ     ( 85% x 693.000.000đ )   
         Có 131        : 589.050.000 đ      (85% x 630.000.000đ)    


      Xác định KQKD của công ty M:

a.Kết chuyển doanh thu:
       Nợ TK 5111        : 1.186.500.000 đ   (556.500.000đ + 630.000.000đ)
                  Có TK  911    : 1.186.500.000 đ

b.Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911          : 742.838.534,7đ
            Có TK 632    : 591.951.000đ      (336.000.000 + 255.951.000)
            Có TK 635    : 6.121.500 đ
            Có TK 641    : 81.860.000 đ        (36.000.000đ + 8.460.000đ + 18.240.000đ + 17.660.000đ + 1.500.000đ)
            Có TK 642      : 59.222.500đ      (22.500.000đ + 5.287.500đ + 16.845.000đ + 14.590.000đ)

c.Lợi nhuận trước thuế của công ty M =  1.186.500.000 – 739.155.000 = 447.345.000

d.Thuế TNDN của công ty M theo quy định hiện hành:  
Nợ TK 8212     : 89.469.000    (447.345.000x 20%)
     Có TK 3334     : 89.469.000đ 

e.   Kết chuyển 8211 vào 911
Nợ 911:89.469.000    
        Có 8211:89.469.000    

f. Lợi nhuận sau thuế của công ty M  
Nợ TK 911          : 357.876.000
            Có TK 4212     : 357.876.000   (447.345.000đ -  89.469.000đ   )

HY VỌNG QUA BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN NÀY SẼ GIÚP ÍCH CHO CÁC BẠN RẤT NHIỀU TRONG VIỆC PHÒNG TRÁNH RỦI RO VỀ THUẾ. NẾU BẠN CÒN LĂN TĂNG KHÔNG BIẾT HỌC KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN TỔNG HỢP... Ở ĐÂU THÌ XIN MỜI BẠN HÃY LIÊN HỆ NGAY PHAMVANHOC.VN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT HƠN.

CẢM ƠN BẠN - CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!!!.

1
Bạn cần hỗ trợ?