Kế toán tài chính

Kế toán tài chính

Quy định kế toán cần biết để hạn chế sai sót

Quy định kế toán cần biết để hạn chế sai sót
Lĩnh vực kế toán khá dễ bị sai sót. Sai sót trong khâu hạch toán kế toán, kê khai thuế ... và đặc biệt dễ sai sót khâu làm chứng từ, bảo bảo chứng từ kế toán. 
Dưới đây là một số quy định có thể hữu ích với bạn: 
 
I/Bãi bỏ, thay thế hàng loạt thủ tục hành chính về kế toán
 
Tại Quyết định 286/QĐ-BTC vừa được ban hành đầu tháng 03/2018 vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố 05 thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán, trong đó có: Đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ kế toán viên thay cho Đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán; Đăng ký dự thi sát hạch đối với người có Chứng chỉ chuyên gia kế toán thay cho Đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ kế toán viên hành nghề…
 
Trong đó, để được cấp Chứng chỉ kế toán viên, người dự thi phải thi 04 môn: Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp; Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. Lệ phí thi 200.000 đồng/môn thi.
 
Chứng chỉ sẽ được cấp cho người thi đạt sau 60 ngày, kể từ ngày kết thúc thi.
 
II/Quy định mới về xử phạt vi phạm lĩnh vực kế toán
 
Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/03/2018. Trong đó, dân kế toán cần lưu ý một số quy định xử phạt mới như sau:
 
– Ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ, mực phai màu: Phạt từ 03 – 05 triệu (trước đây không quy định);
 
– Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán: Phạt từ 03 – 05 triệu (trước đây chỉ phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng);
 
– Lập sổ kế toán không ghi tên đơn vị kế toán: Phạt 01  – 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng);
 
– Làm hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng: Phạt từ 05 – 10 triệu đồng…
 
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2018.
 
III/Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán của các ngân hàng
 
Thông tư 22/2017/TT-NHNN sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán và chế độ báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/04/2018 tới đây.
 
Thông tư này điều chỉnh một loạt các hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng như: Tài khoản 20 – Cho vay các tổ chức tín dụng khác sửa thành “Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác”; Tài khoản 275- Cho vay khác thành “Cấp tín dụng khác”…
 
Ngoài ra, Thông tư còn bổ sung một số tài khoản như: Tài khoản cấp III “9823- Lãi cho vay theo hợp đồng hợp vốn” thuộc Tài khoản “982- Cho vay theo hợp đồng hợp vốn”; Tài khoản cấp III “9833- Lãi từ hoạt động cấp tín dụng theo hợp đồng nhận ủy thác” thuộc Tài khoản “983 – Cấp tín dụng theo hợp đồng nhận ủy thác”…
 
Trong quy định về hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng, Thông tư này quy định vàng tại tổ chức tín dụng được coi là một loại ngoại tệ và được hạch toán tương tự như ngoại tệ, đơn vị là “chỉ” vàng 99,99%.
 
IV/Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán đối với công ty chứng khoán
 
Ngày 27/04/2018, Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành sẽ có hiệu lực.
 
Thông tư này quy định: Khi công ty chứng khoán ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký để đảm bảo thanh toán cho việc chào bán chứng quyền, kế toán phải theo dõi chi tiết trên Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng và phải thuyết minh rõ số tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán.
 
Khi có giấy chứng nhận chào bán chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kế toán phải theo dõi số chứng quyền được phép phát hành, ghi: Nợ TK 018 – Chứng quyền…
 
Thông tư cũng hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong các trường hợp như: Khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán; Khi thực hiện giao dịch chứng quyền để tạo lập thị trường trên sàn; Khi đáo hạn chứng quyền…
1
Bạn cần hỗ trợ?