Kế toán tài chính

Kế toán tài chính

Đối Tượng KKKNT và Mục Đích Chống Gian Lận Thuế GTGT

Đối Tượng KKKNT và Mục Đích Chống Gian Lận Thuế GTGT

Tôi muốn biết trong năm 2023, các trường hợp nào không phải kê khai thuế GTGT. Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định.

[Hãy xem video này nhé]

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:

"Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

… 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

"Điều 5, Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Tại Khoản 1 và Khoản 9 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

… 9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt".

Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) quy định:

"9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

a) Sửa đổi Khoản 2 Điều 14 như sau:

"2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khẩu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý".

Trường hợp cơ sở kinh doanh được hoàn thuế

Tại Khoản 3 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ quy định:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 như sau:

"2. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:

a) Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này và dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT".

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn như sau:

Trường hợp công ty của bà nhận được khoản tiền hỗ trợ của UBND tỉnh thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp công ty cung cấp dịch vụ tưới, tiêu nước thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Về nguyên tắc, công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Công ty phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được, theo hướng dẫn tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Công ty được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp công ty có dự án đầu tư mới thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định thì công ty lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho dự án đầu tư. Hồ sơ hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước theo Mẫu số 01/HT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính và các tài liệu có liên quan theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Mời bạn xem Tình huấn thực tế.

Công ty bà Nguyễn Thị Thu Huyền (Bắc Ninh) cung cấp dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bà đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn việc khai, nộp và hoàn thuế đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty của bà Huyền cung cấp 2 loại sản phẩm dịch vụ như sau:

- Sản phẩm của hoạt động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Tưới cho cây trồng (đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3); cấp nước cho nuôi trồng thủy sản (đồng/ha/năm hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm); tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị.

Cung cấp theo kế hoạch diện tích do UBND tỉnh giao hằng năm và được cấp hỗ trợ kinh phí thủy lợi phí. Theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP thì khi nhận khoản hỗ trợ này công ty không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).

- Cung cấp sản phẩm dịch vụ tưới, tiêu này cho đơn vị sử dụng không thuộc đối tượng được cấp hỗ trợ: Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản (đồng/ha/năm hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm).

Đây là sản phẩm không chịu thuế nên cũng không phải kê khai, tính nộp thuế các loại sản phẩm dịch vụ nêu trên.

THỦ ĐOẠN TINH VI ĐỂ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.

một là, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Theo Tổng cục Thuế, ban đầu, các hành vi không quá phức tạp khi các doanh nghiệp tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là hàng xuất khẩu, bởi thuế suất xuất khẩu hàng hóa là 0%.

Tuy nhiên, các hành vi ngày càng trở nên phức tạp hơn. Nhiều doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh nhiều sản phẩm, hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng lại không có kho hàng hay trụ sở. Mục đích là bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp khác, tìm cách hợp thức hóa bán hàng buôn lậu trốn thuế và ăn chặn tiền hoàn thuế.

Bê bối trốn thuế từ vụ án xảy ra tại Thủ Đức House bóc trần thủ đoạn của doanh nghiệp. Theo đó, lợi dụng chính sách của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử với thuế suất 0%, các đối tượng xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa với trị giá cao bất thường hơn 3.600 tỷ đồng. Để hợp thức đầu vào, Thuduc House đã lập, ký 334 hợp đồng mua bán linh kiện điện tử trong nước với nhiều công ty có giá trị hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó tiền thuế giá trị gia tăng là 10%, chiếm đoạt hơn 365 tỷ đồng tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.

Hai là, gian lận tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào do doanh nghiệp có thể tự in ấn, sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng mua bán nội địa.

Lợi dụng kẽ hở này, nhiều doanh nghiệp dùng hóa đơn bất hợp pháp, bao gồm hóa đơn chưa hết giá trị sử dụng hoặc chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn giả hay hóa đơn của các đơn vị đã bị hủy bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Vụ án liên quan đến đường dây mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước dự kiến được Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ xử từ ngày 19/12 tới đây. Các đối tượng bán hơn 1 triệu hóa đơn giá trị gia tăng cho 88.053 đơn vị, tổ chức với tổng doanh số gần 64.000 tỷ đồng, tiếp tay các doanh nghiệp trốn thuế.

Ba là, doanh nghiệp thực hiện để gian lận thuế giá trị gia tăng là giảm thuế đầu ra. Một trong những hành vi sai phạm phổ biến là các doanh nghiệp sẽ bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, mục đích là giấu doanh thu đầu ra để tránh nộp thuế, thậm chí là chiếm đoạt thuế.

Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hay kinh doanh bất động sản thực hiện hành vi gian lận bằng cách xuất hóa đơn sớm, hoặc chưa thu tiền của khách hàng ngay cả khi dự án, dịch vụ đã được thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hàng hóa tiêu dùng nội bộ, cố tình khai thiếu hoặc không khai thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Bốn là, doanh nghiệp cố tình xác định sai thuế suất đối với dịch vụ, hàng hóa.

Theo đó, nhập nhèm thuế suất là một trong những chiêu trò cũng khá phổ biến của các doanh nghiệp trốn thuế. Nhiều doanh nghiệp cố tình kê sai thuế suất thuế đầu ra giá trị gia tăng của các mặt hàng chịu 10% thành mặt hàng chịu dưới 5%, có khi các mặt hàng chịu thuế lại được liệt kê vào mục mặt không chịu thuế. Một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa được ưu đãi thuế suất còn cố tình khai man để được hoàn thuế hoặc tăng khấu trừ.

Để có thể ngăn chặn được mầm mống gian lận, Tổng cục Thuế cho rằng bên cạnh việc cơ quan thuế cần tiếp tục siết chặt hơn trong công tác quản lý, vai trò tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế là rất quan trọng.

Bộ Tài chính đề xuất 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng luật.

Thứ nhất, mở rộng cơ sở thuế thông qua thu hẹp đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%. Theo đó, một số hàng hóa, dịch vụ dự kiến chuyển sang đối tượng chịu thuế 5% hoặc 10%.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các điều khoản nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng chống rửa tiền, hạn chế gian lận để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Thứ ba, sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế để đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan như: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật trồng trọt; Luật chứng khoán.

Thứ tư, sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp.

Hành vi gian lận ngày càng tinh vi

Qua những vụ việc gian lận hoàn thuế GTGT có thể thấy có nhiều dấu hiệu rủi ro tại những doanh nghiệp này. Cục Thuế Lạng Sơn chỉ ra những dấu hiệu như: công ty không có tài sản cố định, nhà xưởng, không đăng ký kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho, bãi; các hợp đồng giao dịch mua hàng hóa có giá trị lớn (trên 2.000 tỷ đồng) nhưng được lập rất sơ sài, theo một form mẫu để dùng chung; các hợp đồng bán hàng xuất khẩu có giá trị lớn (trên 2.000 tỷ đồng), thanh toán chậm trả, thời hạn thanh toán hàng hóa xuất khẩu kéo dài (360 ngày kể từ ngày nhận hàng); không có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc vận chuyển hàng hóa từ kho bên bán (tại TPHCM) đến nơi nhận hàng đế xuất khẩu (cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh).

Theo một số cục thuế, kết quả xác minh doanh nghiệp bán hàng cho thấy, hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua của các doanh nghiệp có rủi ro về thuế như: các doanh nghiệp này thay đổi trạng thái hoạt động nhiều lần, thay đổi địa điểm kinh doanh nhiều lần, doanh số có biến động lớn; bỏ địa chỉ kinh doanh; kê khai hàng hoá mua vào bán ra không tương ứng nhau, có dấu hiệu trốn thuế...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế nói chung, quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng, như thẩm quyển của cơ quan Thuế không có chức năng điều tra để truy xuất đến nguồn gốc phát sinh hàng hoá, dịch vụ; áp lực phải tuân thủ về thời gian hoàn thuế GTGT;... Mặt khác, đối tượng gian lận trục lợi tiền hoàn thuế ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi vi phạm như thành lập và sử dụng nhiều pháp nhân để luân chuyển hàng hoá lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp; khoảng cách từ nhận diện dấu hiệu rủi ro đến thu thập bằng chứng vi phạm của người nộp thuế còn rất lớn. Hơn nữa, pháp luật thuế chưa bao quát hết để có quy định xử lý như trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh sau thời điểm phát hành hoá đơn; không tìm thấy bên mua hàng ở nước ngoài hoặc bên nước ngoài xác nhận không nhập hàng của doanh nghiệp Việt Nam...

Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng hệ thống rủi ro cho phép phân loại rủi ro về hoàn thuế theo hướng điện tử, tự động đáp ứng quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC. Cùng với đó là bổ sung chức năng báo cáo rủi ro về hoá đơn điện tử; bổ sung các tiêu chí cảnh báo trong báo cáo rủi ro tại dữ liệu hóa đơn điện tử.

Riêng đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao thì ngành Thuế sẽ thực hiện cảnh báo và đưa vào giám sát trọng điểm. Từ đó đề xuất phương án cấp quyền khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử toàn ngành cho các cục thuế để đảm bảo có thể khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế, hóa đơn, đồng thời đảm bảo tính bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.

HY VỌNG QUA BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN NÀY SẼ GIÚP ÍCH CHO CÁC BẠN RẤT NHIỀU TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN MÔN KẾ TOÁN VÀ THUẾ. NẾU BẠN CÒN LĂN TĂNG KHÔNG BIẾT HỌC KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN TỔNG HỢP …Ở ĐÂU THÌ MỜI BẠN HÃY LIÊN HỆ NGAY PHAMVANHOC.VN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT HƠN. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ XIN CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!!!

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết, chúc bạn thành công.

1
Bạn cần hỗ trợ?